So sánh sản phẩm

Hỗ trợ trực tuyến

Kinh doanh:
Kỹ thuật:

BMS VÀ XU HƯỚNG QUẢN LÝ TRONG THỜI ĐẠI MỚI

BMS là gì?

BMS (Building Management System) là hệ thống công nghệ giúp quản lý tập trung các hệ thống Cơ - Điện trong tòa nhà như Điều hòa thông gió, cung cấp điện, Cấp thoát nước, Phòng cháy chữa cháy và hệ thống an ninh… trên một giao diện vận hành và điều khiển tổng thể.

Cũng giống như bất kỳ hệ thống quản lý điều khiển nào khác, hệ thống BMS cũng bao gồm phần cứng và phần mềm. Phần cứng thường sẽ là hệ thống máy tính quản lý và lưu trữ dữ liệu, các tủ điều khiển DDC (tủ chứa các bộ điều khiển DDC) và các thiết bị trường, thiết bị chấp hành điều khiển. Phần mềm sẽ bao gồm các công cụ quản lý kết nối, công cụ lập trình, công cụ xây dựng đồ họa và các giao thức kết nối với các hệ thống mở trong tòa nhà như SOAP, XML, BACnet, Obix, LonWorks, Modbus or KNX…

1

05 giá trị lớn nhất hệ thống BMS đem lại cho tòa nhà:

+ Dễ dàng kiểm soát tốt trạng thái, thời gian hoạt động các hệ thống cơ điện theo thời gian thực.

+ Tự động đưa ra các khuyến cáo liên quan tới kế hoạch bảo trì, thay thế hệ thống.

+ Tự động hóa các thao tác lặp đi lặp lại hoặc các quy trình vận hành hệ thống phức tạp để nhân lực cũng như sai sót trong quá trình vận hành (Hệ thống chiếu sáng công cộng, điều hòa Chiller..)

+ Liên động các hệ thống cơ điện và hệ thống an ninh an toàn trong trường hợp xảy ra sự cố. (VD khi hệ thống báo cháy phát hiện cảnh báo, ngay lập tưng hệ thống thông gió khu vực đó sẽ dừng hoạt động, camera popup hình ảnh vị trí xảy ra sự cố.) 

+ Số hóa và lưu trữ dữ liệu hoạt động tòa nhà tại cơ sở dữ liệu tập trung. Các dữ liệu lịch sử hoạt động tòa nhà sẽ được lưu trữ không giới hạn các thông tin liên quan tình trạng hoạt động/lỗi các thiết bị, các thông số liên quan năng lượng tiêu thụ, tần suất xảy ra các sự cố an ninh… 

 5

03 xu hướng phát triển hệ thống BMS hiện nay là gì?

Để đáp ứng theo các yêu cầu vận hành của các loại hình dự án, các giải pháp BMS hiện tại đang được xây dựng phát triển theo 3 hướng chính như sau:

+ Phát triển các giải pháp chuyên dụng cho các chuỗi bán lẻ, cửa hàng tiện lợi, trung tâm dữ liệu nhỏ như circle K, H&M, Vinmart + … Các dự án dạng này thường sẽ có quy mô nhỏ, số lượng thiết bị ít. Việc đầu tư hệ thống BMS với đầy đủ thiết bị phần cứng, phần mềm cho từng trạm sẽ rất tốn kém và phải có cán bộ vận hành tại từng trạm. Giải pháp cho các mô hình dự án dạng này là hệ thống BMS dạng IOT cloud base. Thay vì đầu tư server, phần mềm cho mỗi trạm vận hành, khách hàng sẽ chỉ phải mua license quản lý hệ thống theo số trạm kết nối và quản lý trên Cloud Server của nhà cung cấp. Giải pháp này sẽ vừa tiết kiệm nhiều chi phí đầu tư ban đầu của CDT, vừa đảm bảo dự án luôn được hỗ trợ liên tục và lâu dài từ các nhà cung cấp dịch vụ.


6

+ Phát triển các công công cụ phân tích, đánh giá dữ liệu vận hành (Smart analytic) để đánh giá mức độ Smart - Healthy – Green của tòa nhà. Tại các dự án trước đây, hệ thống BMS thường thì sẽ chỉ tập trung vào giải toán các bài toán điều khiển vận hành cụ thể. Tuy nhiên, theo xu hướng hiện tại ngoài việc giải quyết các bài toán vận hành, hệ thống BMS còn phải cung cấp các công cụ phân tích, đánh giá các thông số vận hành. Nhờ vậy, BQL sẽ có phương án vận hành tòa nhà một cách an toàn, tối ưu và hiệu quả nhất.

a 

+ Khả năng tích hợp với với hệ thống Smartcity đã trở thành tiêu chuẩn. Thành phố thông minh (Smart city) là một khu vực đô thị công nghệ hiện đại sử dụng các loại phương pháp điện tử và cảm biến để thu thập dữ liệu phục vụ phân tích và quản lý tập trung. Dữ liệu được thu thập từ công dân, thiết bị quan trắc môi trường, các tòa nhà và nhà máy sau đó được xử lý và phân tích… Có thể thấy, hệ thống quản lý cho các tòa nhà (BMS) chính là các nền tảng cơ sở rất quan trọng để xây dựng một hệ thống Smartcity hoàn chỉnh. Nắm bắt được xu hướng này, các nhà cung cấp giải pháp BMS lớn hiện nay đều có khả năng mở rộng hệ thống rất lớn và phát triển sẵn các API open để đảm bảo tính sẵn sàng cho tương lại kết nối.

 b

 


 

Bài viết liên quan